Trĩu nặng nỗi lo…
“Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm và đầy bất ổn” - Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố hôm 14/1 nhận định. Theo đó, dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái.
Tại Việt Nam, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi song vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tình trạng thất nghiệp, thu nhập giảm, giá cả tăng… khiến nhiều người lao động “thắt lưng buộc bụng”. Nỗi lo học phí vì thế cũng luôn canh cánh với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học tập.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024, nhiều gia đình đau đầu giải bài toán kinh tế. Chị Hà Thị Thanh Thúy - công nhân một khu công nghiệp tại Bình Dương, có con gái học lớp 12, đang chuẩn bị hồ sơ xét tuyển đại học, chia sẻ: “Lương công nhân của hai vợ chồng cộng thu nhập chồng chạy xe ôm công nghệ kiếm thêm buổi tối, mỗi tháng chỉ xấp xỉ tầm 15 triệu - 16 triệu đồng. Phải tính toán nhiều lắm mới đủ 4 miệng ăn. Chúng tôi cứ đắn đo mãi tìm trường cho con gái lớn. Học phí mà cao quá sợ khó kham nổi”.
Anh Trần Minh Mẫn, tiểu thương bán quần áo khu chợ Bà Chiểu băn khoăn: “Buôn bán ngày càng ít khách. Cả nhà chỉ trông vào sạp quần áo, không dư ra bao nhiêu lo việc học cho con. Do đó, học phí là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của gia đình tôi”.
Theo Trần Thị Thúy Loan - học sinh cấp 3 tại quận Gò Vấp, kinh tế gia đình eo hẹp, em dự định lên đại học sẽ vừa học vừa làm, kiếm tiền phụ giúp ba mẹ. Do đó, tiêu chí chọn trường của Loan là học phí thấp, chất lượng phù hợp.
Học phí thấp, chất lượng tốt là tiêu chí hàng đầu được đa số phụ huynh, thí sinh quan tâm khi chọn trường đại học, giữa bối cảnh khó khăn chung. Tuy nhiên, không phải cơ sở đào tạo nào cũng đáp ứng được điều này.
Chọn trường có học phí thấp, giảm áp lực tài chính
Tại trường Đại học Gia Định (GDU), nỗi lo chi phí của phụ huynh, thí sinh được “hoá giải”. Chỉ 12,75 - 15 triệu đồng/học kỳ là học phí hầu hết các ngành học của trường. So với nhiều đơn vị trên địa bàn TP.HCM, mức học phí này tương đối thấp.
“Chúng tôi mong muốn mang lại cơ hội học tập công bằng cho mọi đối tượng trong xã hội, không để học phí trở thành rào cản với bất cứ ai”, ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó hiệu trưởng trường Đại học Gia Định nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chung: “Thấp ở đây là xét trong tương quan với học phí các trường đại học khác, không phải trong tương quan giữa chi phí sinh viên bỏ ra và chất lượng đào tạo, dịch vụ giáo dục mà các bạn nhận về”.
Với triết lý giáo dục: Chọn lọc - Ứng dụng - Đại chúng, GDU luôn chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, lấy sinh viên làm trung tâm. Cuối năm 2021, trường được Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C) trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở. Đến nay, 7 chương trình đào tạo của nhà trường đã thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trở thành một trong những đơn vị đào tạo được phụ huynh, sinh viên tin tưởng.
Bên cạnh đó, trường liên tục mở rộng mạng lưới giảng viên, chuyên gia, mời các thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu viên từ nước ngoài tham gia giảng dạy.
Đồng thời, GDU cũng ký kết hợp tác với gần 200 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Đại diện doanh nghiệp trực tiếp góp ý xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường trước khi hội đồng khoa học của trường thảo luận, thông qua. Doanh nghiệp cũng chung sức hỗ trợ, góp phần giúp sinh viên giảm áp lực tài chính.
Suốt quá trình học, sinh viên Gia Định sẽ kiến tập, thực tập, cọ xát thực tế từ năm nhất để tích luỹ kinh nghiệm. Đặc biệt, lộ trình học tập tinh gọn chỉ 3 năm - 8 học kỳ nhờ rút ngắn thời gian nghỉ hè và các dịp lễ. Như vậy, nếu đảm bảo đúng tiến độ, sinh viên Gia Định có cơ hội đi làm sớm hơn bạn bè cùng trang lứa, tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt.
Trường Đại học Gia Định hiện đào tạo 49 ngành, chuyên ngành trong đa dạng lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Quản trị, Khoa học xã học - Ngôn ngữ, Truyền thông số. Bắt kịp xu hướng thị trường và nhu cầu nguồn nhân lực, thời gian tới, nhà trường dự kiến mở thêm 4 ngành học mới bao gồm: Công nghệ truyền thông, Công nghệ tài chính, Luật quốc tế, Kinh doanh thời trang và dệt may. Năm 2024, trường dành 60% chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT, điểm xét tuyển từ 16,5 điểm. GDU nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 8/4/2024. Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn |
Minh Uyên
" alt=""/>Chọn trường đại học có học phí ‘vừa tầm’, giảm áp lực tài chínhTuy nhiên điểm khác nhau là, Mô tả công việc bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn mong đợi ở ứng viên, còn Mô tả vị trí thể hiện rõ hơn về vai trò và phạm vi quyền hạn của vị trí.
Cụ thể, Mô tả công việc được sử dụng cho mục đích phân loại và đánh giá công việc; mức độ kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn mong đợi; các vai trò và trách nhiệm thường trực của công việc.
Ngoài ra, Mô tả công việc còn là cơ sở để đo lường mức độ hoàn thành công việc, cũng là khuôn khổ để công ty xác định các điều kiện cần thiết cho nhân sự thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo việc chấm điểm và trả lương được xây dựng một cách công bằng cho vị trí này; là căn cứ xác định các hành vi được chấp nhận và những hành vi sai trái.
Trong khi đó, Mô tả vị trí là việc mô tả các chức năng cần thiết của một vị trí. Nó thể hiện chỗ đứng, cấp bậc của vị trí đó trong một bộ phận cụ thể hoặc trong hệ thống nhân sự; là căn cứ để xây dựng hệ thống nhiệm vụ công việc, lịch trình làm việc và các quyền hạn được tiếp cận; dùng làm cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn về hiệu suất và mục tiêu cụ thể với vị trí đó.
Đồng thời, Mô tả vị trí đặt ra mục tiêu lâu dài, hoặc hướng phát triển sự nghiệp khả thi của vị trí đó trong doanh nghiệp, tổ chức. Đối với công tác nhân sự, mô tả vị trí làm căn cứ cho sơ đồ tổ chức nhân sự lâu dài.
Bản mô tả vị trí này cũng sẽ được cấp quản lý xem xét lại hàng năm đối với từng nhân sự sau các đợt đánh giá hiệu suất, và nên được chia sẻ công khai đối với nhân sự đó để hai bên thống nhất về hiện trạng và mục tiêu cho tương lai.
Theo CareerViet, thông thường, nội dung Mô tả vị trí được sử dụng cho các tin tuyển dụng từ quản lý cấp trung trở lên; và được xác định/duyệt/chuẩn bị bởi người quản lý cấp cao của bộ phận. Tuy vậy, những thông tin mô tả vị trí cho cả những công việc mang tính “đầu vào” sẽ cho các ứng viên tiềm năng thấy sự chu đáo của nhà tuyển dụng, tầm nhìn xa của doanh nghiệp về việc phát triển lực lượng nhân sự cũng như tương lai bền vững mà ứng viên có thể có được khi tham gia vào tổ chức. Có được tầm nhìn xa về chỗ đứng của bản thân trong tổ chức, nhân sự sẽ có động lực phấn đấu và tránh được tình trạng mông lung về vai trò của mình.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Lý giải việc tin tuyển dụng nên có thêm phần ‘mô tả vị trí’